NHỮNG TRỤ CỘT CỦA HỖ TRỢ ĐỒNG CẢNH
Hỗ trợ đồng cảnh là gì?
Tôn trọng, chia sẻ trách nhiệm, sự khích lệ, là ba yếu tố nổi bật khi nói về hỗ trợ đồng cảnh. Hỗ trợ đồng cảnh là một cơ chế cho đi và nhận lại mà ở đó mục đích là thấu hiểu và đồng cảm hoàn cảnh của nhau khi cùng chia sẻ những trải nghiệm đau thương về thể chất hay tinh thần. Chính xác hơn, hỗ trợ đồng cảnh được mô tả là sự trợ giúp của người đồng sự, người cũng từng phải vượt qua những khó khăn tương tự để khuyến khích họ tự tin và tự chủ hơn[i].
Làm việc với nạn nhân bom mìn/vật liệu nổ, nạn nhân chất độc màu da cam và những người khuyết tật (NKT) khác đòi hỏi rất nhiều sự hỗ trợ về mặt tâm lý. Nhận được sự khích lệ từ những người đồng cảnh, những người thấu hiểu về hoàn cảnh của người khác (ví dụ như cùng là những người sống sót sau tai nạn), được coi là nền tảng cơ bản cho sự phục hồi và nâng cao năng lực cho những cá nhân tìm kiếm sự trợ giúp.
Thông thường khi nhắc đến hỗ trợ đồng cảnh mọi người nghĩ ngay đến việc chăm sóc cho người khác và bảo đảm sức khỏe cho họ. Điều này đúng, nhưng trên thực tế việc thực hiện hỗ trợ đồng cảnh còn có nhiều mục đích khác nữa, như đạt được mục tiêu chính sách, vận động cho quyền của Người khuyết tật, giúp đỡ các cá nhân có hoàn cảnh khó khăn và đấu tranh vì bị xã hội ruồng bỏ. Hỗ trợ đồng cảnh được thực hiện thông qua các nhóm tự lực có thể là một cơ hội để tạo ra nguồn thu bằng cách gây quỹ hoặc nhận tài trợ.
Các chuyên gia Hỗ trợ đồng cảnh
Nhân viên hỗ trợ đồng cảnh hay nhân viên thực địa là chất kết dính gắn các yếu tố liên quan đến thực hiện hỗ trợ đồng cảnh. Tham gia các cuôc hội thảo đã giúp họ hoàn thiện các kỹ năng cốt lõi như chủ động lắng nghe, xây dựng lòng tự trọng, hướng dẫn cách kiểm soát xúc động, giận dữ và lên kế hoạch cho cuộc sống[ii]. Những nhân viên hỗ trợ đồng cảnh được xem là hình mẫu tuyệt vời cho những người khuyết tật bởi vì họ đã phục hồi thành công từ những chấn thương tâm lý xã hội về thương tật của mình để tái hòa nhập cộng đồng và tìm được việc làm”[iii].
Một trong những vai trò chính của nhân viên hỗ trợ đồng cảnh đó là giúp đỡ các cá nhân xây dựng kế hoạch phục hồi cá nhân. Những kế hoạch như vậy không chỉ liên quan đến tình trạng thể chất của từng cá nhân mà còn liên quan đến sức khỏe và sự giàu có của cộng đồng chung . Ví dụ, các kế hoạch có thể bao gồm các mục tiêu như cải thiện cuộc sống gia đình, các mối quan hệ cá nhân, các mục tiêu giáo dục và dạy nghề. Nhiệm vụ cảu nhân viên hỗ trợ đồng cảnh là giám sát việc thực hiện những kế hoạch này và giúp những người khuyết tật tiến hành các hoạt động cần thiết để đạt được các mục tiêu của mình.
AEPD và mô hình Hỗ trợ đồng cảnh
Với sự giúp đỡ của đội ngũ gồm 7 nhân viên thực địa, AEPD đã tiếp cận được với hơn 2850 nạn nhân bom mìn và hơn 2650 người khuyết tật khác[iv].
AEPD tin tưởng mạnh mẽ rằng một nhóm luôn có nhiều hơn tổng các thành viên: “Mỗi người đều mang đến những kiến thức, những người bạn, người thân và nguồn lực của riêng họ. Với sự nhiệt tình và ý thức làm việc nhóm, các thành viên trong nhóm đều đóng góp công sức và sự khéo léo của mình để giải quyết vấn đề và giúp đỡ những người khác"[v]. Đó là lý do tại sao tổ chức lại chọn mô hình hỗ trợ đồng cảnh đặc biệt này để đem lại những dịch vụ được thiết kế theo nhu cầu cụ thể của từng cá nhân. Các nhóm tự lực được khuyến khích rất nhiều bởi vì đó chính là sự hỗ trợ có giá trị lớn nhất đến từ những người cùng hoàn cảnh.
[i] AEPD-Hỗ trợ đồng cảnh ngộ, từ lý thuyết đến thực tiễn - 2012.
[ii] Tạp chí Bom mì, Ken Rutherford và Cameron Macauley, Sức mạnh của những người cùng cảnh, Số 17.3, Mùa thu 2013.
[iii] Tạp chí Bom mìn. Hội vì sự phát triển của Người khuyết tật, Việt Nam http://www.jmu.edu/cisr/journal/17.2/feature/nguyen/nguyen.shtml.
[iv] AEPD-Hỗ trợ đồng cảnh ngộ, từ lý thuyết đến thực tiễn - 2012., tr.29.
[v] AEPD-Hỗ trợ đồng cảnh ngộ, từ lý thuyết đến thực tiễn - 2012., tr.21.