Phát hiện sớm, can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật (ưu tiên khiếm thính) ở tỉnh Quảng Bình (8/2014 – 12/2016)
14/09/2016 15:23
.

Dự án do Hội vì sự phát triển của NKT (AEPD) phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo - Sở Y tế - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cùng thực hiện.
Thời gian thực hiện dự án là từ tháng 08/2014 đến tháng 06/2017.
Dự án được triển khai trên địa bàn 9 xã/phường của 3 huyện/thành phố. (Xem bản đồ sau)


Mục tiêu tổng thể của dự án là Trẻ em khuyết tật nói chung trẻ khiếm thính nói riêng ở độ tuổi 0-14.
Ngoài ra còn có các nhóm mục tiêu sau:
+ Bố mẹ của trẻ khuyết tật ở các xã thụ hưởng dự án.
+ Thành viên của chính quyền địa phương cấp tỉnh và huyện;
+ Hiệu trưởng, hiệu phó và giáo viên dạy học hòa nhập tại 9 trường mầm non và 14 trường tiểu học.
+ Các cán bộ y tế thuộc 9 trạm y tế xã/phường;
+ Các giáo viên của 3 Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Quảng Trạch, Lệ Thủy và Tp. Đồng Hới;
+ Đại diện của 3 bệnh viện tuyến huyện;
Trước đây, trẻ em thường được gửi đến các cơ sở y tế tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM để xác định khuyết tật về thính giác. Nhưng trên thực tế, việc đưa trẻ đi kiểm tra hay không hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện gia đình của trẻ. Do đó, dự án sẽ cung cấp cho Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Đồng Hới (là trường giáo dục đặc biệt của tỉnh) các thiết bị cần thiết để khám sàng lọc cơ bản cho trẻ KT về thính giác. Dựa trên các kết quả của bài kiểm tra, các thiết bị trợ thính sẽ được cung cấp cho những trẻ cần sử dụng chúng.
Trọng tâm chính của dự án là phát triển và hợp tác chiến lược giữa ngành giáo dục và ngành y tế, xây dựng năng lực ở các cấp khác nhau và cung cấp các nguồn lực. Sự liên kết giữa hai ngành giáo dục và y tế là cần thiết để có thể phát hiện sớm và can thiệp sớm, giúp cho trẻ khuyết tật có thể tăng khả năng tiếp cận với các cơ hội giáo dục và học tập. Nhóm Hỗ trợ Giáo dục hòa nhập (bao gồm các giáo viên và nhân viên y tế cốt cán) được thành lập ở cấp tỉnh và các huyện. Các thành viên của nhóm sẽ được đào tạo chuyên sâu về các chủ đề khác nhau liên quan đến giáo dục hòa nhập. Họ sẽ trở thành các chuyên gia giáo dục hòa nhập địa phương chịu trách nhiệm về xây dựng năng lực trong tương lai, tư vấn và hỗ trợ cán bộ nhân viên các trường, các nhân viên y tế địa phương và các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em khuyết tật.
Dựa trên kết quả điều tra ban đầu, phân tích sàng lọc và phân tích nhu cầu, các thiết bị cơ bản và hỗ trợ sẽ được cung cấp cho các trường chuyên biệt, các trung tâm y tế xã và trẻ em khuyết tật.
Bên cạnh đó, các sự kiện nâng cao nhận thức sẽ hướng đến mục tiêu là các thành viên trong xã và trẻ em không bị khuyết tật để ngăn chặn việc phân biệt đối xử với trẻ em khuyết tật.


Bình luận

Thống kê truy cập

users Đang Online: 23
today Hôm nay: 2,454
users Tháng này: 100,100
hits Tất cả: 1,323,248

Copyright © 2014 by AEPD